Cây Thuốc Dấu Công Dụng ,Lợi Ích Đối Với Sức Khoẻ

Cây Thuốc Dấu Công Dụng ,Lợi Ích Đối Với Sức Khoẻ
Friday,
28/06/2024
Đăng bởi: Quốc Việt

Thuốc giấu được trồng rất phổ biến ở Việt Nam vừa để làm cảnh, vừa làm thuốc. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về cây thuốc giấu có tác dụng gì ngay trong bài viết sau đây.

1. Đặc điểm hình thái của cây thuốc giấu

  • Cây thuốc giấu có tên khoa học: Euphorbia tithymaloides, thuộc họ Đại kích. Cây thuốc giấu còn có tên gọi khác như Hồng tước san hô, dương san hô.
  • Cây thuốc dấu mọc thẳng đứng, cao từ 1-2m, thân mẫm, màu xanh. Toàn cây bấm chỗ nào cũng có nhựa mủ trắng như sữa. Hoa màu đỏ tươi, mọc ở ngọn, rất ít khi thấy ra hoa. Lá hình trứng, đầu lá nhọn, phía cuống tròn, có cuống rất ngắn hoặc gần như không có cuống, lá mọc so le thành 2 dãy đều nhau, gân lá không rõ.
  • Thuốc giấu là một loại cây bản địa ở vùng Bắc Mỹ và Trung Mỹ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây được trồng khá phổ biến ở khắp mọi nơi để vừa làm cảnh, vừa để làm thuốc. Cây thuốc giấu sinh trưởng tốt ở những vùng đất cát, có khả năng thoát nước tốt và giàu chất dinh dưỡng.

2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến thuốc giấu như thế nào?

  • Bộ phận dùng: Toàn thân

  • Thu hái, chế biến: Thuốc giấu thường được sử dụng ở dạng tươi để đắp ngoài da hoặc dạng khô để sắc nước uống.

  • Bảo quản: nên bảo quản thuốc giấu sau khi thu hái ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.

3. Cây thuốc dấu có tác dụng gì?

  • Thuốc giấu là vị thuốc có vị chua, tính hàn, có độc. Dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu thũng, chỉ huyết sinh cơ, được dùng trong chữa chấn thương ngoại chấn thương chảy máu, hoặc mụn nhọt  lở ngứa; hoặc vết cắn côn trùng , Ngoài ra, người ta còn dùng thuốc giấu để trị  viêm kết mạc mắt , viêm da có mủ. Lá tươi, hoặc nhựa cây thường để dùng ngoài bằng cách đắp bó, bôi vào nơi bị tổn thương. Lá đã phơi khô thường dùng trong bằng cách sao vàng hãm uống.

Theo y học cổ truyền, thuốc giấu được sử dụng để chữa trị các bệnh lý sau:

  • Trị viêm kết mạc mắt

  • Chữa chấn thương do ngã

  • Mụn nhọt, đinh độc, lở ngứa

  • Viêm da có mủ

  • Vết cắn của côn trùng, rắn...

  • Chữa sổ mũi

Tùy vào mục đích điều trị mà các bài thuốc từ cây thuốc giấu cũng được áp dụng theo những cách khác nhau:

  • Dùng đắp ngoài da: Lấy lá tươi mang đi rửa sạch hoặc dùng nhựa cây để bôi, đắp bó vào vị trí bị tổn thương.

  • Trường hợp dùng trong: lấy khoảng 4 – 6g thuốc lá phơi khô sao vàng. Sau đó sắc lên với nước để uống.

Cây thuốc giấu có rất nhiều công dụng chữa bệnh, nhưng việc sử dụng thuốc không đúng liều lượng hay sử dụng dược liệu có chất lượng kém có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, người bệnh chỉ nên sử dụng cây thuốc giấu khi có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ, lương y có chuyên môn Y Học Cổ Truyền. 

Cần lưu ý điều gì khi sử dụng cây thuốc giấu?

  • Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn cần phân biệt rõ ràng 2 loại cây là “cây thuốc giấu” và “cây thuốc dấu”. Nghe có vẻ giống nhau nhưng thực tế đây lại là 2 loại cây hoàn toàn khác biệt, hiệu quả chữa trị, đặc tính cũng có sự khác biệt. Xét về đặc điểm hình thái, đặc tính chữa bệnh cũng như tác dụng, cây thuốc giấu và cây thuốc dấu hoàn toàn khác nhau.
  • Nếu sử dụng sai vị thuốc sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, nghiêm trọng hơn là tình trạng ngộ độc , thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, phân biệt cây thuốc giấu và thuốc dấu, ghi nhớ lưu ý khi sử dụng cây thuốc giấu là điều hết sức cần thiết.
Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: